Hướng dẫn thi công trần nhựa PVC đẹp, đúng kỹ thuật

02:53 PM, 10/10/2021

Hướng dẫn thi công trần nhựa PVC đẹp, đúng kỹ thuật

 

      Đơn thuần là sử dụng vật liệu bằng nhựa PVC dạng tấm ốp lên trần và lắp ráp nối dài nhau tạo thành. Điểm nổi bật của những tấm nhựa này là chống chịu được tất cả thời tiết gây ra và mang lại cảm giác mát mẻ.

 

Bước 1: Các định chính xác vị trí và độ cao trần
 
     Trước khi tiến hành ốp trần nhựa phải xác định chính xác vị trí thi công cũng như chiều cao không gian để trần nhựa phát huy tốt mọi khả năng: cách âm, cách nhiệt, chống ồn, trang trí,… 


 
     Có thể sử dụng máy laze hoặc ống divo để lấy số chiều cao của trần nhà. Với nhà lợp mái tôn hoặc mái fibro xi măng thì khoảng cách giữa đỉnh mái và trần tối thiểu là 1,5m. Còn mái bế thông thì tối thiểu là 0,5m.  

 


 
     Sử dụng máy laze bạn có thể đánh dấu vị trí trần bằng bút mực trên các vách tường, cột để xác định viền trần. Số cao độ thường nằm ở mặt dưới tấm trần dài.

 

Bước 2: Cố định thanh viền tường


 
     Tùy vào từng loại vách tường mà chúng ta sử dụng búa đóng đinh hoặc khoan tay để cố định thanh viền theo độ cao đã được xác định. Chú ý, khoảng cách lỗ đinh không quá 30cm để đảm bảo độ vững chắc.


 
     Khi lắp ghép các xương, giữ khoảng cách tối thiểu giữa các xương là 80cm và tối đa là 100cm. Riêng các xương ngang khoảng cách 2 – 3m một xương. Với các công trình kiến trúc mái rộng nên lưu ý lắp xương chống từ mái trần xướng mặt trần. 


 
Bước 3: Phân chia xà gồ


 
     Việc phân chia ô trần có tác dụng đảm bảo cân đối độ rộng của khung trần thả và các tấm ốp trần. Khoảng cách các ô hợp lý là 100cm đến  110 cm. 


 
Bước 4: Xác định điểm treo ty


 
     Ty treo trần thường dùng cáp treo 3mm bọc nhựa ,việc này đảm bảo sự bền chắc trong suốt thời gian dài sử dụng.

 
     Ty treo trần là một thanh thẳng, dài từ 1 – 3m, dùng để liên kết các kết cấu phụ và các kết cấu cố định của công trình. 


 
     • Xác định khoảng cách các điểm treo ty trên thanh chính là ≤ 120cm
 

     • Khoảng cách từ vách hoặc tường tới móc thanh chính đầu tiên ≤ 61cm.


 
     Với trần bê tông, chúng ta dùng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào mặt sàn. Dùng tắc kê nở và pát 2 lỗ cùng cỡ ty treo đã gắn tang-đơ theo độ cao trần đã được xác định. 


 
     Với mái tôn, ty treo trần có thể liên kết trực tiếp với xà gồ và dùng pát 2 lỗ. 

 

Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ


 
     Các thanh chính và thanh phụ của trần đực liên kết với nhau bằng cách ngắn đầu ngầm của thanh này với thanh kia. Khoảng cách giữa 2 thanh ≤ 122cm.


 
     Thanh phụ lắp ngầm vào các lỗ mẫu của thanh chính, khoảng cách giữa 2 thanh phụ ≤ 61cm.

 


 
Bước 6: Căn chỉnh khung xương


 
     Sau khi đã lắp xong cách thanh chính và phụ, bạn nên cân đối lại, điều chỉnh khung ngay ngắn, thẳng hàng, điều chỉnh tang-đơ cho khung trần đúng bằng cao độ của tường và cột đã xác định vị trí từ trước. 


 
Bước 7: Lắp đặt tấm trần nhựa


 
     Chọn loại tấm trần nhựa đúng với quy cách khung xương đã lắp đặt. Ghép những tấm trần nhựa pvc vào khung xương, dùng dây thép hoặc đinh vít để cố định tấm trần nhựa. Chú ý khi lắp các tấm trần, hèm khóa phải ăn khớp với nhau để đảm bảo độ chắc chắn và an toàn.
 


     Để đảm bảo độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ cao cho công trình, tốt hơn hết bạn nên thuê đơn vị thi công trần nhựa chuyên nghiệp. Trước khi lựa chọn bạn hãy tìm hiểu báo giá thi công trần nhựa – trần nhựa thả để cân đối ngân sách sao cho hợp lý.
 

 

 

Hotline tư vấn: 0909 315 114
Zalo