4 loại vật liệu mang đến phong cách riêng cho trần nhà bạn

09:11 AM, 14/12/2019

4 loại vật liệu mang đến phong cách riêng cho trần nhà bạn

 

     Nếu bạn chỉ nghĩ trần nhà có tác dụng nâng đỡ, che chắn cho tổ ấm thì có lẽ là thiếu sót. Không chỉ vậy, giờ đây trần nhà còn là điểm nhấn quan trọng trong thiết kế nội thất. Chính vì thế, việc lựa chọn vật liệu cùng kiểu dáng thiết kế cho trần nhà được các gia chủ rất quan tâm.

 

1. Trần thạch cao

 

     Là kiểu trần giả có sức hút cũng như phổ biến nhất hiện nay, với ưu điểm, bề mặt có độ phẳng, mịn gần như tuyệt đối, người dùng có thể thoải mái sáng tạo các hoa văn để tạo nét cá tính cho không gian sống. Không những thế, ưu điểm này còn giúp các hình họa trên trần thạch cao đạt được độ sắc nét hoàn hảo nhất.

 

 

 

     Thực tế biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng đã kéo theo sự khắc nghiệt của thời tiết cũng ngày càng tăng cao. Trước cái nắng nóng oi bức của ngày hè, việc sử dụng hệ thống điều hòa dường như trở thành sự lựa chọn khá phổ biến. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức loại vật dụng này khiến gia đình bạn phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ.

 

     Với khả năng chịu nhiệt, trần thạch cao chính là giải pháp cực dễ giúp bạn tiết kiệm tiền điện. Cụ thể, kiểu trần này có khả năng chịu nhiệt, chống thất thoát nhiệt tuyệt đối. Đặc biệt, nếu được kết hợp thêm với vách thạch cao, trần thạch cao giúp người sử dụng tiết kiệm được tới hơn 30% chi phí điện hàng tháng. Lựa chọn kiểu trần này, chỉ cần sử dụng thêm quạt điện, không gian sống của gia đình bạn đã có thể tràn đầy sự dịu mát, trong lành.

 

     Tuy nhiên, trần thạch cao rất kỵ nước nên khi gặp nước sẽ làm trần có màu ố vàng, nhanh hỏng vì vậy đòi hỏi phải chống thấm tốt cho trần khi thi công. Ngoài ra, màu sắc của trần thạch cao chủ yếu là màu trắng nên không được phù hợp với không gian đa dạng màu sắc và không thể treo các vật trang trí nặng, sẽ dễ gậy sụt, bể trần.

 

2. Trần gỗ tự nhiên

 

     Nếu thạch cao đi liền với sự hiện đại thì gỗ lại hướng đến những giá trị mộc mạc nhưng cũng không kém phần sang trọng. Gỗ là loại vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cho con người có cảm giác thân thiện, gần gũi, đem lại cảm giác ấm cúng vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè nên được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất: tủ bếp, bàn, ghế, tủ kệ… và trong đó có cả trần nhà.

 

     Tùy vào kiểu trang trí, diện tích của căn phòng mà bạn lựa chọn màu sắc của gỗ ốp trần sao cho phù hợp. Cụ thể nếu muốn căn phòng trở nên rộng rãi hơn, tạo cảm giác trần cao hơn thì bạn hãy ốp với màu sáng và ngược lại. Để nhấn mạnh vẻ đẹp của trần thì nên chọn những màu sắc trung tính, loại gỗ có nhiều vân tự nhiên.

 

 

     Với căn phòng được ốp bằng sàn gỗ rồi thì bạn có thể sử dụng màu sắc của gỗ ốp trần tương tự, khi ấy nó sẽ tạo được sự đồng nhất trong cách trang trí. Còn những không gian được ốp bằng vật liệu khác thì bạn có thể chọn màu cùng tông với màu gỗ của các món đồ nội thất trong phòng.

 

3. Trần nhôm

 

     Trần nhôm bắt đầu xuất hiện từ khoảng cách đây 15 năm với đặc tính bề mặt mát lạnh nên trần nhôm là một loại vật liệu khá tốt cho những vùng khí hậu nóng quanh năm.  Nhôm cũng là chất liệu có khả năng làm mát khá tốt vì bản chất nó là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém.

 

     Dùng trần nhôm lạnh thường nhằm vào mục đích giảm bớt không khí nóng, nhất là trong nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài. Nhưng cũng cần xét đến các yếu điểm, trần nhôm hạn chế về kiểu dáng và mẫu mã, cũng rất khó trang trí thêm nên hầu như không mang mục đích nào khác ngoài việc chống nóng. Nhìn chung, tính thẩm mỹ của trần nhôm ở mức trung bình, không có sự nổi bật. 

 

     Nếu nói về khả năng sử dụng lâu dài người ta phát hiện ra khá nhiều nhược điểm với trần nhôm như: vấn đề an toàn điện, những máy móc điều hòa, quạt trần, hệ thống đèn cần được bảo hộ cẩn thận và cách điện tuyệt đối khi thi công trần nhôm, khi có con vật chạy qua hay gió lốc to tiếng ồn mà trần nhôm gây ra làm khá khó chịu. Đặc biệt trần nhôm gần như không có mẫu mã, kiểu dáng nào đẹp cả, tính thẩm mỹ được đánh giá là kém nhất so với các loại trần giả. Do vậy loại la phông trần nhà bằng nhôm này có phần hạn chế người sử dụng. 

 

 

     Tuy nhiên, tùy vào các mục đích sử dụng khác nhau mà người ta lại ưa chuộng chất liệu này. Ví dụ: như sản phẩm vách ngăn nhôm kính văn phòng có cấu tạo khung nhôm định hình, sử dụng kính cường lực trong hoặc mờ lại được sử dụng rộng rãi trong các văn phòng vừa và nhỏ.

 

4. Trần nhựa pvc

 

     Được cấu tạo từ thành phần chính là bột nhựa PVC nên trần nhựa có khả năng không duy trì ngọn lửa và giảm sự lan tỏa đám cháy, hạn chế sự hủy hoại và kéo dài thời gian cho những người trong tòa nhà có thể di tản hoặc tìm nơi cư trú an toàn.

 

 

     Không chỉ vậy, trần nhựa có khả năng chịu nước, mối mọt tuyệt đối khắc phục nhược điểm trần gỗ tự nhiên, trần gỗ công nghiệp giúp ngăn ngừa các hiện tượng thẩm thấu của hơi ẩm vào hệ thống trần, hạn chế những mầm bệnh do không gian sống ẩm ướt có thể xảy ra cho con người. Cùng với đó là trọng lượng nhẹ, trần nhựa di chuyển dễ dàng, thuận tiện khi thi công, nhất là khi xây dựng nhà cao tầng.

 

 5. Trần nhựa giả gỗ - Mang đến sự ấm áp, thân thiện cho không gian nội thất

 

     Hơn thế nữa, trần nhựa còn có khả năng phủ được bề mặt vật liệu trang trí PVC, Laminate, Acrylic đa dạng màu sắc vân gỗ, đơn sắc, décor, vân da, vân vải, vân đá… tạo nên trần nhựa giả gỗ đáp ứng mọi nhu cầu trang trí nội thất của bạn.

 

Trần nhựa được chia làm 2 loại:

 

 - Trần nhựa nổi:

 

  • Hay còn được gọi là trần thả với hệ thống khung lộ ra ngoài, các đường ghép tấm thạch cao ẩn sau phần khung nên việc kết dính các tấm nhựa không đỏi hỏi khắt khe như đối với trần chìm.

 

  • Một số nhà thiết kế còn tận dụng xà, dầm ngang để làm khung ghép tấm nhựa. Trần nổi nhựa thường được sử dụng trong các thiết kế nhà ở, các trung tâm chiếu phim, phòng hát… với nhiều công dụng về thời gian khi lắp đặt nhanh, dễ bảo trì, linh hoạt trong sửa chữa hệ thống điện hay xử lý các mối nối.

 

  • Với hệ thống trần nổi, Picomat hỗ trợ các nhà thiết kế, thi công nội thất 2 loại kích thước tấm trần thả tiêu chuẩn: TT5 - kích thước 605 x 605 x 5mm - giá 43.500Đ/tấm và TT8 - kích thước 605 x 605 x 8mm - giá 61.500Đ/tấm.

 

 

 - Trần nhựa chìm:

 

  • Điểm cốt lõi của trần chìm là che đi phần dầm, xà của trần để đảm bảo các yêu cầu cao về thẩm mỹ hoặc các theo bố cục thiết kế đã có sẵn. Khi tiến hành làm trần chìm phải cần đến một hệ thống khung trần riêng biệt, tạo thuận lợi cho việc kết hợp với đèn trang trí, các họa tiết hoa văn… vì bề mặt trần phẳng.

 

  • Khi thi công trần, chi tiết nối phải được đo và cố định một cách chuẩn xác để trần không có bất kỳ một vết hở nào. Các mẫu trần chìm được đánh giá cao về thẩm mỹ là trần chìm 1 màu, trần chìm kẻ sọc dọc, trần vòm cổ điển.

 

  • Những mẫu trần nhựa chìm này kết hợp với hệ thống dạ đèn hay đèn âm tường ánh sang vừa phải sẽ là sự lựa chọn đúng nhất cho không gian phòng ngủ trở nên thu hút hơn.

 

  • Với trần chìm bạn có thể lựa chọn tấm trần tiêu chuẩn (TT5) với kích thước 1220x2440x5mm có giá 339.500Đ/tấm. 
Hotline tư vấn: 0909 315 114
Zalo