Trần nhà có mấy loại?

08:12 PM, 19/05/2021

Trần nhà có mấy loại? 

 

      Trần nhà - yếu tố quan trọng có sức ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ của không gian nhà bạn. Trần nhà có mấy loại? Vật liệu nào làm trần nhà tốt nhất? Cùng tham khảo ngay những thông tin bổ ích dưới đây nhé!

 

 

1. Trần nổi

 

      Trần nổi (còn được gọi là trần thả) được thiết kế một phần khung xương lộ ra ngoài. Trần nổi được lắp đặt bằng cách thả từng tấm thạch cao từ trên xuống với kích thước bằng khung định hình chữ L. 

 

Ưu điểm của trần nổi

 

Mẫu mã làm trần nổi rất đa dạng từ các vật liệu như: tấm trần thả trang trí DURADECOR, tấm sợi khoáng EUROCOUSTIC,... 

Trần nổi không cần hoàn thiện sau khi lắp đặt

Dễ bảo trì hệ thống M&E bên trong

Ứng dụng rộng rãi cho các văn phòng, nhà xưởng, trường học và bệnh viện, nhà container, nhà cấp 4 có gác lửng.

 

2. Trần chìm

 

      Ngược lại trần chìm lại có cấu tạo khung xương được ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Khi nhìn bình thường thì sẽ không thấy các khung xương như trần nổi. Khung xương được ghép bằng các khung định hình chữ U. 

 

Ưu điểm của trần chìm

 

Trần chìm có thể biến tấu đa dạng với nhiều kiểu dáng khác nhau. Trần chìm mang lại những ưu điểm không ngờ:

Trần chìm có bề mặt hoàn thiện phẳng mịn như trần đúc, không có các vết nối, thích hợp sử dụng trong khu vực nội bộ.

Tính năng cách âm và tiêu âm tốt hơn các loại trần khác. Đồng thời, trần chìm dễ tạo hình thẩm mỹ, gia chủ thỏa thích sáng tạo cho không gian sống.

Ứng dụng vào các trung tâm trưng bày, hội trường, trung tâm thương mại, nhà dân dụng,...

+ Tuy nhiên, nhược điểm của trần chìm chính là chi phí lắp đặt và sửa trần thạch cao lại khá cao. Do đó, bạn cần xem xét kỹ các yếu tố để có sự lựa chọn phù hợp.

 

3. Trần gỗ, trần ốp gỗ, giả gỗ 

 

      Trần gỗ được ưa chuộng bởi nét cổ điển với những đường nét khắc họa tinh xảo, độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian sống. Không chỉ vậy, trần gỗ còn mang lại cảm ấm áp, gần gũi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngoài trần gỗ, trần nhựa,, trần ốp gỗ, giả gỗ cũng được ưa chuộng không kém. Tùy theo phong cách, bạn sẽ lựa chọn được loại trần phù hợp và hài hòa với ngôi nhà.

 

4. Trần nhôm

 

      Với đặc tính dễ thi công, trọng lượng nhẹ, khả năng chống nóng tốt, trần nhôm khá phổ biến trong các công trình xây dựng như: văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn,...Tuy nhiên, trần nhôm bị hạn chế mẫu mã, không đạt giá trị thẩm mỹ cao.

 

5. Trần theo phong cách công nghiệp (Industrial Style)

 

      Industrial style (hay còn được gọi trần theo phong cách công nghiệp) để lộ những hệ thống kỹ thuật một cách khéo léo. Những công trình có xu hướng mang phong cách công nghiệp thường có những thiết kế theo tông màu trung tính và biết cách kết hợp hài hòa với đồ nội thất để tạo nên không gian mang tính nghệ thuật.

Hotline tư vấn: 0909 315 114
Zalo